Sự kế vị Hoàng_đế_La_Mã_Thần_thánh

Quá trình kế tục quyền lực của vua chịu sự kiểm soát bởi nhiều nhân tố phức tạp. Việc bầu cử khiến cho vương vị nước Đức chỉ có tính chất thừa kế một phần, không giống như vương vị nước Pháp. Tuy nhiên quyền lực thường nằm trong tay một dòng dõi cho tới khi không có người thừa kế nam nào nữa. Một số học giả cho rằng ý nghĩa của việc bầu cử là giải quyết các bất đồng khi quyền lực của triều đại đó là không rõ ràng, song quá trình ấy thực chất có nghĩa là ứng viên phải tiến hành các nhượng bộ để lôi kéo các "cử tri" đứng về phía mình, điều được gọi là thỏa ước bầu cử (tiếng Đức: Wahlkapitulationen).

Hội đồng bầu cử được thành lập với 7 hoàng thân (3 tổng giám mục và 4 hoàng thân thế tục) bởi Sắc chỉ Vàng (Golden Bull) của Nghị viện Đế chế (Commitium Imperiale) dưới sự chủ trì của hoàng đế Karl IV năm 1356. Nó còn tồn tại tới năm 1648, với sự lắng xuống Chiến tranh Ba mươi năm đòi hỏi thêm một tuyển cử hầu nữa để duy trì sự cân bằng mong manh giữa các nhân tố Công giáoKháng Cách trong Đế quốc. Một tuyển cử hầu nữa được thêm vào năm 1690, và toàn thể hội đồng được cải tổ vào năm 1803, chỉ ba năm trước khi sự tan rã của Đế quốc.

Sau năm 1438, các vị vua thường nằm ở nhà HabsburgHabsburg-Lorraine, với một ngoại lệ ngắn ngủi một người nhà Wittelsbach, Karl VII. Maximilian I (ở ngôi 1508-1519) và những người thừa kế của ông không còn du hành tới Rome để được trao vương miện bởi Giáo hoàng nữa. Thế nên, họ không thể tuyên bố danh hiệu Hoàng đế của người La Mã, mà chỉ là "Hoàng đế-được bầu của người La Mã", như cách Maximilian tự xưng(tiếng Đức:Erwählter Römischer Kaiser) năm 1508 với sự chuẩn thuận của Giáo hoàng. Thực tế, thỉnh thoảng từ được bầu("erwählt") bị bỏ qua. Trong trường hợp Karl V, ông đăng quang năm 1519 với tước hiệu hoàng đế-được bầu trước khi nhận được danh hiệu đầy đủ năm 1530 khi ông nhận được sự đăng quang bởi Giáo hoàng. Ông là người cuối cùng có được danh hiệu này.